Bấm vào hình để xem kích thước thật

Mối liên quan giữa nhà ẩm ướt với nguy cơ bị bệnh dị ứng mũi ở trẻ em

Ngày đăng:  09/08/2010

 
Lượt xem: 7116

   Theo một nghiên cứu mới cho thấy những trẻ sống trong nhà bị ẩm ướt có nhiều khả năng tiến triển bị bệnh viêm mũi dị ứng hơn so với trẻ khác.

  

   Các nhà nghiên cứu của Phần Lan theo dõi  gần 1.900 trẻ em sau sáu năm đã thấy rằng những trẻ sống trong nhà bị ẩm ưót hoặc bị mốc có nhiều khả năng tiến triển bị viêm mũi dị ứng.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng có những triệu chứng như sung huyết mũi (nghẹt mũi), hắt hơi và chảy mũi nước do các dị ứng nguyên như phấn hoa, bụi, lông súc vật hoặc nấm mốc

    Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy 16% trẻ em sống trong nhà bị ẩm ướt đã được chẩn đoán là bị viêm mũi dị ứng trong vòng sáu năm sau. Trong khi  đó có dưới 12% trẻ em bị viêm mũi dị ứng sống trong nhà bị không bị ẩm ướt (không thấy dấu hiệu trần, tường hoặc sàn nhà bị nước phá hỏng hoặc không thấy nấm mốc hoặc mùi nấm mốc trong nhà).

   Các nhà nghiên cứu cũng xem xét đến một số yếu tố có thể có liên quan, bao gồm tình trạng kinh tế xã hội của gia đình (suyễn và các bệnh dị ứng có khuynh hướng thường gặp ở trẻ em sống trong gia đình có thu nhập thấp), và việc trẻ hít khói thuốc lá thụ động.

   Tuy nhiên, tình trạng nhà bị ẩm ướt và bị mốc vẫn có mối liên quan chặt chẽ với nguy cơ gia tăng bị dị ứng mũi ở trẻ. Trẻ sống trong nhà bị ẩm và mốc có 55% nhiều hơn so với những trẻ khác (không sống trong nhà bị ẩm và mốc) sẽ tiến triển bị viêm mũi dị ứng –  đồng thởi cũng có liên quan với một số chất gây dị ứng, chứ không chỉ là nấm mốc.

    TS Jouni Jaakkola trưởng nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Y tế tại Oulu, Phần Lan nói  "Nghiên cứu của chúng tôi củng cố bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với ẩm ướt trong nhà làm gia tăng nguy cơ tiến triển viêm mũi dị ứng”. Ông cũng nói những nghiên cứu trước đây đã đo lường sự tiếp xúc của trẻ với sự ẩm ướt và nấm mốc và tỉ lệ bị dị ứng mũi của chúng cùng một lúc, cũng không thể nói có liệu các tiếp xúc có xảy ra trước khi dị ứng xảy ra hay không.

   Thực tế là nghiên cứu này theo dõi tỉ lệ trẻ bị tiến triển dị ứng qua thời gian để củng cố rằng sự ẩm ướt là một yếu tố nguy cơ đối với dị ứng mũi - mặc dù những phát hiện đơn lẻ không chứng minh được mối liên quan giữa nguyên nhân và hậu quả, nhưng vẫn có thể nói rằng có những yếu tố khác giải thích được mối liên quan.

   Tuy nhiên, Jaakkola nói rằng dựa trên một nghiên cứu khác, thật là hợp lý nếu nói tình trạng ẩm ướt trong nhà đã góp phần gây ra dị ứng mũi.  Ông nói tình trạng ẩm ướt như vậy đã thúc đẩy sự phát triển của con mạt nhà và nấm mốc, đồng thời thu hút gián - tất cả những tác nhân này đều có thể là yếu tố kích hoạt gây ra dị ứng. Sự ẩm ướt cũng có thể thúc đẩy sự phóng thích các hóa chất từ những vật liệu xây dựng, và những hóa chất đó có khả năng gây ra viêm đường hô hấp.

   Jaakkola nói điểm mấu chốt là cha mẹ sẽ phải phát hiện ra các dấu hiệu nhà đã bị ẩm ướt.

   Ông lưu ý rằng "Chúng ta nên cố gắng tránh để nhà cửa bị ẩm ướt và nếu có thì nên sửa chữa ngay và các bậc phụ huynh của những trẻ đã từng bị dị ứng nên đặc biệt chú ý làm những việc này”.

Dịch từ Reuters Health - Thursday, July 29, 2010  (nguồn: http://link.reuters.com/ker32n)

Đăng bởi: BS.CKII.TRỊNH HỮU TÙNG

[Trở về]

Các tin khác