Phụ nữ sử dụng Paracetamol lúc mang thai và Hen suyễn ở trẻ
Ngày đăng: 05/07/2010
Lượt xem: 27858
Đặt vấn đề: Những nghiên cứu trước đây gợi ý rằng việc sử dụng Paracetamol trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ đứa trẻ được chẩn đoán suyễn sau này, nhưng người ta lo ngại rằng những nghiên cứu đó có những yếu tố gây nhiễu như không đo lường được những yếu tố về hành vi.
Phương pháp: Từ 1/4/1991 đến 31/12/1992 có 14.541 phụ nữ mang thai đã đăng ký sinh ở ALSPAC (Avon Longitudinal Study of Parents and Children), và có 14.062 trẻ được sinh ra. Thiết kế nghiên cứu xin xem thông tin trên website: http://www.alspac.bris.ac.uk. Chúng tôi so sánh ảnh hưởng nhiều chiều việc người mẹ mang thai sử dụng Paracetamol và nguy cơ trẻ bị hen suyễn, thở khò khè và khởi phát IgE vào lúc trẻ 7 tuổi, với tác động nhiều chiều của người bố và người mẹ sau sinh sử dụng đối với những loại hình này. Chấp thuận cho đạo đức nghiên cứu Luật ALSPAC và Ủy ban Đạo đức (IRB 00.003.312) và các Ủy ban Đạo đức nghiên cứu địa phương.
Sự tiếp xúc: Những người mẹ mang thai 32 tuần được hỏi “trong suốt 3 tháng trước, sử dụng Paracetamol thường xuyên như thế nào” (hoàn toàn không, đôi khi, mỗi ngày). Khi trẻ được 61 tháng, những người mẹ và người bố được hỏi việc sử dụng Paracetamol trong năm trước (không bao giờ, đôi khi, thường xuyên, mỗi ngày)
Kết quả: Khi trẻ được 7.5 tuổi, những người mẹ được hỏi “Con bạn có những triệu chứng sau trong 12 tháng trước không: thở khò khè, hen suyễn, eczema, sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng theo mùa)”. Trẻ em được xác định là có bệnh suyễn lúc 7,5 tuổi, nếu bà mẹ phản ứng tích cực cho câu hỏi: "bác sĩ có bao giờ thực sự cho rằng, con của bạn có bệnh suyễn”, và tích cực với một hoặc cả hai câu hỏi trên thở khò khè và bệnh suyễn trong 12 tháng qua. Tổng số IgE huyết thanh (ku/l) được đo bởi fluoroimmunoassay bằng cách sử dụng hệ thống Pharmacia UNICAP (Pharmacia và Upjohn Diagnostics AB, Uppsala, Thụy Điển)
Phân tích thống kê: ảnh hưởng nhiều chiều của sử dụng Paracetamol được phân tích theo tần suất sử dụng, sử dụng hồi quy (logistic của Hen suyễn và thở khò khè và đường tuyến tính của logs tổng IgE). Đối với kết quả đầu tiên chúng ta so với các bà mẹ sử dụng trong thai kỳ và sau khi sinh, và kiểm soát các ảnh hưởng cho mỗi loại. Sau đó chúng tôi tiến hành phân tích tương tự bà mẹ trước khi sinh và sử dụng của người bố.
Kết luận: Nếu như những yếu tố gây nhiễu như yếu tố hành vi có tác động đến nguy cơ bị suyễn sau này của trẻ thì việc mẹ uống thuốc Paracetamol sau khi sinh và việc partner (người bố) uống thuốc Paracetamol cũng phải gây hiệu quả tương tự (có nghĩa là tăng nguy cơ suyễn ở đứa bé).
Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng nếu mẹ uống Paracetamol trong thai kỳ (prenatal martenal use) có liên quan mạnh đến tất cả outcome (suyễn, khò khè, tăng IgE máu ở trẻ) (Bảng 1,2,3). Trong khi đó, việc sử dụng Paracetamol ở partner (người bố) (partner's use) chỉ liên quan rất yếu đến nguy cơ trẻ bị suyễn và không có liên quan đến khò khè (Bảng 2) hay tăng nồng độ IgE máu (Bảng 3). Việc mẹ sử dụng Paracetamol sau khi sinh (postnatal maternal use) cũng có liên quan đến nguy cơ trẻ bị suyễn hay khò khè (mặc dù liên quan yếu hơn mẹ sử dụng Paracetamol trước sanh) (Bảng 2), nhưng không liên quan đến tăng IgE máu (Bảng 3). Sau khi điều chỉnh, sự liên quan giữa việc mẹ dùng Paracetamol trước sanh vẫn không giảm, trong khi đó mối liên quan giữa việc mẹ sử dụng sau sanh hay việc bố sử dụng Paracetamol và nguy cơ suyễn ở trẻ sẽ giảm (Bảng 1).
Do đó, mối liên quan giữa việc mẹ sử dụng Paracetamol trong thai kỳ và tăng nguy cơ suyễn ở trẻ sau này nhiều khả năng là không bị gây nhiễu bởi những yếu tố hành vi.
Nguồn: http://www.medscape.com
Đăng bởi: Ds.Hoàng Thùy Linh
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013