Bấm vào hình để xem kích thước thật

Không có sự tương quan giữa vắc xin ho gà vô bào và co giật ở trẻ nhỏ

Ngày đăng:  30/07/2010

 
Lượt xem: 6893

Mục tiêu: theo thông tin nhận được, vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (toàn tế bào) có mối tương quan với co giật. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện dựa trên giới hạn dân số về nguy cơ co giật sau khi được chủng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào (DTaP). 

Phương pháp: Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu hồi cứu từ năm 1997 đến năm 2006 bằng cách sử dụng khoảng rủi ro cohort và hàng loạt trường hợp tự kiểm soát (self-controlled case series - SCCS), phân tích trên dữ liệu tự động tại 7 tổ chức đã tham gia Dữ liệu vắc xin an toàn (Vaccine Safety Datalink - VSD). Những trẻ em hội đủ điều kiện trong VSD từ năm 1997- 2006 có tuổi từ 6 tuần đến 23 tháng và chưa được chủng ngừa vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà trong thời gian nghiên cứu. 

Một tình trạng co giật được ghi nhận (sốt hoặc hết cơ sốt) được xác định bởi Bảng phân loại quốc tế của các bệnh, sửa đổi lần thứ IX, chẩn đoán lâm sàng đánh giá là bệnh nhân nội trú hoặc cấp cứu. Giai đoạn tiếp xúc được xác định trong vòng 4 ngày theo dõi sau khi chủng ngừa một liều DTaP. Tất cả các vấn đề ngoài khoảng thời gian này được phân loại là không tiếp xúc. Phương pháp khoảng rủi ro cohort so sánh sự co giật xảy ra giữa bệnh nhân có tiếp xúc và không tiếp xúc với vắc xin. Trong phương pháp SCCS, so sánh được thực hiện giữa các bệnh nhân của cùng một khoảng thời gian tiếp xúc và không tiếp xúc. 

Kết quả: Chúng tôi xác định được trong số 433.654 trẻ em có 7.191 trường hợp co giật. Tỷ lệ điều chỉnh của sự co giật trên tất cả các liều là 0,87 (trong phân tích cohort) và 0,91 (trong phân tích SCCS). 

Kết luận: Chúng tôi không thấy có nguy cơ cao bị co giật sau khi tiêm phòng DTaP ở trẻ em (ở độ tuổi 6 tuần đến 23 tháng). Những phát hiện này cung cấp chứng cứ về sự an toàn của DTaP đối với co giật sau khi chủng ngừa.

  Nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed

 

Đăng bởi: Ds.Hoàng Thùy Linh

[Trở về]

Các tin khác