Bấm vào hình để xem kích thước thật

BÙ DỊCH ĐƯỜNG UỐNG HIỆU QUẢ HƠN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH Ở NHỮNG TRẺ MẤT NƯỚC MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH.

Ngày đăng:  13/01/2009

 
Lượt xem: 9347

 

 

Một thử nghiệm lâm sàng do Atherly-John và cộng sự so sánh hiệu quả trị liệu bù dịch đường uống và đường tĩnh mạch cho trẻ em mất dịch mức độ trung bình do viêm ruột cấp tại khoa cấp cứu Bệnh viện ở Bronx, New York, USA. Nghiên cứu cho thấy trị liệu bù dịch đường uống làm giảm thời gian nằm tại khoa cấp cứu và giảm thời gian chăm sóc bệnh nhân của nhân viên y tế.

Nghiên cứu gồm 34 trẻ em tuổi từ 3 tháng đến 17 tuổi (trung bình 5 tuổi, 55% là bé gái) có dấu hiệu và triệu chứng viêm ruột cấp dưới 1 tuần và đáp ứng nhiều hơn 4 tiêu chuẩn để bù nước mức độ trung bình. Các tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: các bệnh mãn tính, thiếu nước nặng hoặc sốc, ói kéo dài, không có người bảo hộ hoặc không có điện thoại liên lạc và cần tiêm truyền vì nguyên nhân khác hơn là bù dịch.

18 trẻ em tham gia trị liệu bù nước bằng đường uống được cho uống dịch điện giải bởi mẹ hoặc người giữ trẻ (5ml mỗi 5 phút cho những trẻ nhỏ hơn 4 tuổi và 10ml cho những trẻ lớn hơn 4 tuổi). Nếu không ói trong giờ đầu tiên, cho uống thêm gấp đôi thể tích. Nếu trẻ ói, ngưng cho uống 30 phút và bắt đầu lại từ đầu. Những trẻ ói từ 3 lần trở lên sau lần đầu tiên theo trị liệu bù nước đường uống được chuyển sang trị liệu đường tĩnh mạch. 16 trẻ em trị liệu bù nước đường tĩnh mạch được truyền liều bolus dịch đẳng trương natri chloride liều 20 ml/kg, 30 phút sau thêm liều bolus thứ 2 nếu cần. Sau đó, trẻ lớn hơn 2 tuổi được truyền 5% dextrose +  0.45% natri chloride và những trẻ nhỏ hơn 2 tuổi được truyền 5% dextrose +  0.33% natri chloride (dung dịch mặn ngọt được truyền liều duy trì). Trong quá trình truyền liều duy trì, những trẻ này được uống bù nước như những trẻ thuộc nhóm trị liệu bù nước đường uống.

Các tiêu chí đánh giá: thời gian nằm tại khoa cấp cứu, với quyết định xuất viện của bác sĩ dựa trên sự cải thiện triệu chứng, sự ngưng ói. Các tiêu chí đánh giá thứ cấp: thời gian chăm sóc bệnh nhân, tỷ lệ nhập viện, và sự tái phát sau xuất viện.

Kết quả: Nhóm trị liệu đường uống có số ngày nằm tại khoa cấp cứu và thời gian chăm sóc của nhân viên y tế ít  hơn so với nhóm trị liệu đường tĩnh mạch. Tỷ lệ nhập viện giữa 2 nhóm không khác biệt (11% v 25%, p=0.2),  và không có trẻ nào ở cả 2 nhóm tái phát sau xuất viện.

Kết luận: Những trẻ cần phải bù dịch mức độ trung bình do viêm ruột được mang đến khoa cấp cứu: nhóm trị liệu đường uống làm giảm thời gian nằm tại khoa cấp cứu và cần ít thời gian chăm sóc của nhân viên y tế. Tỷ lệ nhập viện và tái phát như nhau cho cả 2 nhóm.

Đăng bởi: DS. ĐOÀN VÂN TUYỀN Nguồn A randomized trial of oral vs intravenous rehydration in a pediatric emergency department.Arch Pediatr Adolesc Med 200

[Trở về]

Các tin khác