Bấm vào hình để xem kích thước thật

Sử dụng kháng sinh sớm ở trẻ mới sinh có thể liên quan đến thừa cân sau này

Ngày đăng:  26/09/2012

 
Lượt xem: 14792

Ngày 22/8/2012, Trẻ sử dụng kháng sinh trước 6 tháng tuổi  tăng nguy cơ bệnh béo phì (thừa cân), theo dữ liệu từ một nghiên cứu đoàn hệ trên 10.000 trẻ ở Anh. Theo các các tác giả sử dụng kháng sinh quá sớm có thể làm mất cân bằng lợi khuẩn ảnh hưởng đến sự hấp thu.

Mục tiêu nghiên cứu

Kiểm tra mối liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh ở 2 năm đầu mới sinh với sự phát triển trọng lượng cơ thể trong 7 năm đầu.

Thiết kế

Nghiên cứu đoàn hệ theo chiều dọc

Đối tượng

Nghiên cứu theo dõi về sức khỏe, sự phát triển của cha mẹ và trẻ em, trên 11532 trẻ (cân nặng lúc sinh ≥ 2500g), trẻ em trong nghiên cứu được sinh ra tại Avon, Vương quốc Anh năm 1991-1992

Đo lường

Trẻ tiếp xúc với kháng sinh trong 3 khoảng thời gian đầu của cuộc sống ( dưới 6 tháng tuổi, từ 6-14 tháng tuổi, 15-23 tháng tuổi) và đo chỉ số khối cơ thể tại 5 thời điểm (6 tuần tuổi, 10 tháng, 20 tháng, 38 tháng và lúc 7 tuổi)

Kết quả

Tiếp xúc với kháng sinh trong thời gian dưới 6 tháng tuổi liên quan đến tăng trọng lượng cơ thể,  điểm ngưỡng Z-score về cân nặng theo chiều cao ở tháng thứ 10 tăng 0.105 độ lệch chuẩn (+0.105 SD) và tháng thứ 20 tăng +0.083 SD, p≤0.001. Ở tháng thứ 38 chỉ số khối cơ thể IBM tăng +0.067 SD, p=0.009); thừa cân OR = 1.22, p=0.029. Tiếp xúc kháng sinh từ 6 đến 14 tháng tuổi không thấy có mối liên quan đến trọng lượng cơ thể, trong khi tiếp xúc từ 15 đến 23 tháng liên quan đáng kể đến chỉ số BMI Z- Score tăng ở lúc 7 tuổi (+0.049SD, p=0.050). Tiếp xúc với những thuốc khác, không phải là kháng sinh thì không liên quan đến khối lượng cơ thể.

Kết luận

Sử dụng kháng sinh trong 6 tháng đầu đời liên quan đến tăng khối lượng cơ thể từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 38, còn sử dụng trong giai đoạn 6-14 tháng, hoặc 15-23 tháng không thấy liên quan. Mặc dù ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh sớm ở mức độ cá thể nhưng để lại hậu quả đáng kể cho sức khỏe. Việc sử dụng kháng sinh ngày càng phổ biến và mối quan tâm về bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng tăng nên cần có những nghiên cứu sâu hơn, có ý nghĩa hơn về khối lượng cơ thể và nguy cơ tim mạch.

Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/769655/abstract

Đăng bởi: DS. Ngọc Quỳnh

[Trở về]

Các tin khác