Bấm vào hình để xem kích thước thật

Khảo sát tình hình viêm tiểu phế quản tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2004

Ngày đăng:  10/06/2010

 
Lượt xem: 9424

 

Đặng Thị Kim Huyên*

 TÓM TẮT

Tổng quan: Hiện nay, chẩn đoán viêm tiểu phế quản (VTPQ) chủ yếu dựa vào lâm sàng và điều trị chỉ là điều trị nâng đỡ. Vì vậy, việc tiếp cận chẩn đoán và các phương pháp điều trị tối ưu vẫn còn nhiều bàn cãi.

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị VTPQ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (BVNĐ2) năm 2004. Nhận xét về chẩn đoán, chỉ định sử dụng kháng sinh, thuốc giãn phế quản, kháng viêm.

Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca. Tất cả trẻ được chẩn đoán lúc ra viện là VTPQ nhập BVNĐ2 từ 01/01/2004 – 31/12/2004. Mẫu nghiên cứu 1114 trẻ VTPQ.

Kết quả: Trong 1114 trẻ VTPQ, chúng tôi rút ra được: VTPQ thường tập trung vào những tháng cuối năm (8, 9, 10, 11). Mắc bệnh chủ yếu là trẻ 1-7 tháng tuổi, nam > nữ. Khò khè là dấu hiệu nổi bật thường gặp khi khám trẻ VTPQ: 90,75%. Triệu chứng thở co lõm ngực (57,9%). Các ran ở phổi thường nghe được là ran ngáy ẩm, tỉ lệ ran nổ thấp nhưng vẫn có. Bạch cầu đa nhân trung tính > 6000/ml chiếm 20,2%. Hình ảnh phổi có bội nhiễm trên X quang 5,12%. Sử dụng kháng sinh 77,7%, sử dụng thuốc giãn phế quản 78.8%. Sự thống nhất chẩn đoán giữa các khoa không cao, chỉ số Kappa 0,2304 (p < 0,001). Việc đánh giá đúng VTPQ bội nhiễm và chỉ định dùng kháng sinh đúng 62,21%. Thời gian nằm viện trung bình 6,79 ngày.

Kết luận: Tỉ lệ sử dụng kháng sinh vẫn khá cao trong điều trị VTPQ và chứng cớ bội nhiễm chiếm tỉ lệ thấp. Sự thống nhất chẩn đoán giữa các khoa không cao.

 

SUMMARY

EPIDEMIOLOGY OF CHILDREN WITH BRONCHIOLITIS IN THE PEDIATRIC HOSPITAL NO 2.

Dang Thi Kim Huyen

 

Background: The diagnosis of bronchiolitis is based on typical history and results of a physical examination and treatment of bronchiolitis is primarily supportive. The diagnostic approaches and optimal treatment for bronchiolitis is still controversial.

Objective: To describe the epidemiology of children with bronchiolitis, including the characteristics of children and the variability in bronchiolitis care in the pediatric hospital no 2.

Methods: We conducted a retrospective study in a series of 1114 children admitted in pediatric hospital no 2, from the january 2004 to december 2004, with acute bronchilitis.

Results: A total of 1114 patients were included in the analysis. The mean lengths of stay was 6.79 days; 77.7% received antibiotics; and 78.8% received bronchodilators

Conclusions: High percentage of antibiotics usage and low prevalence of surinfection are found in this study. Low agreement is found in diagnostics of bronchiolitis among diferrent departments.

 

(*) : Bệnh viện Nhi Đồng 2

 

Đăng bởi: BS Đặng Thị Kim Huyên

[Trở về]

Các tin khác