Chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh
Ngày đăng: 13/04/2011
Lượt xem: 87014
Chứng đau bụng sơ sinh là thuật ngữ y khoa sử dụng khi trẻ khóc nhiều hơn bình thường mà không có lý do rõ ràng trong 3 tháng đầu đời.
Bình thường trẻ sơ sinh khóc khoảng 2 tiếng/ngày. Trẻ bị chứng đau bụng thường khóc nhiều hơn 3 tiếng/ngày và hơn 3 ngày/tuần. Cơn đau bụng thường khởi phát đột ngột và xảy ra vào buổi tối.
Chứng đau bụng sơ sinh thường thì tự khỏi khi trẻ 3-4 tháng tuổi. Nhưng thỉnh thoảng kéo dài thêm một vài tháng nữa.
1. Có cái gì khác ngoài chứng đau bụng có thể làm cho trẻ khóc nhiều hơn bình thường?
Trẻ có thể khóc nhiều hơn bình thường khi mà trẻ bị tổn thương, bệnh tật, đói, nóng, lạnh hoặc quá mệt mỏi. Trẻ cũng có thể khóc nhiều hơn bình thường nếu bị dị ứng với sữa công thức hoặc thực phẩm có trong sữa mẹ. (thực phẩm mà mẹ ăn được truyền sang con qua sữa.)
2. Chứng đau bụng sơ sinh khác so với khóc bình thường như thế nào?
• Khóc trong chứng đau bụng sơ sinh thì to hơn và là khóc thét (như thể đang la hét hoặc đau đớn).
• Cha mẹ thường không thể dỗ dành hoặc làm dịu trẻ trong cơn đau.
• Trẻ có thể có bụng cứng, nắm chặt tay hoặc cong lưng trong cơn đau.
3. Cha mẹ có thể làm gì để trẻ ngưng khóc?
• Sử dụng bình sữa mà giữ cho trẻ không nuốt không khí quá nhiều
• Cho trẻ ngồi khi bú
• Ẵm trẻ trên tay, địu trẻ hoặc mang trẻ ở phía trước
• Cho trẻ vào xe đẩy
• Cho trẻ tắm nước ấm
• Đặt trẻ vào trong nôi đung đưa
• Bọc khăn giữ ấm cho trẻ
• Massage bụng cho trẻ
4. Khi nào cha mẹ phải gọi bác sĩ?
• Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi và có sốt (để biết trẻ bị sốt cần phải đo nhiệt độ. Cách chính xác nhất để đo nhiệt độ cho trẻ. Nếu nhiệt độ trẻ 38°C hoặc cao hơn thì được gọi là sốt.
• Trẻ khóc liên tục hơn 2 giờ
• Cha mẹ sợ mình làm tổn thương hoặc quá mất bình tĩnh đối với trẻ
• Trẻ không chịu ăn uống, nôn ói hoặc đi tiêu ra máu
• Trẻ không đáp ứng với cha mẹ hay những hoạt động thông thường
• Trẻ ọc sữa nhiều sau khi bú, bị tiêu chảy hoặc có vấn đề khi đi tiêu (Những triệu chứng này có thể là trẻ bị dị ứng với sữa công thức hoặc vài thực phẩm).
• Trẻ lớn hơn 4 tháng và vẫn còn chứng đau bụng
• Trẻ không tăng cân
Đăng bởi: BS. Đặng Ngọc Thạch ( dịch từ nguồn Uptodate)
Các tin khác
Các Bệnh Về Da Ở Trẻ Sơ Sinh 11/07/2023
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ 24/08/2020
Cảnh giác với uốn ván rốn sơ sinh 18/06/2020
Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà 07/01/2020
Trẻ sơ sinh non tháng 25/06/2019
Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh 19/04/2019
Nhiễm trùng sơ sinh & những điều cần biết 19/04/2019