Bấm vào hình để xem kích thước thật

Co giật có được chủng ngừa ho gà?

Ngày đăng:  10/12/2007

 
Lượt xem: 10860

Ngày 27/11/2007 tại bệnh viện nhi đồng 2 tôi khám một cháu 3 tháng  để có chỉ định chủng ngừa Bạch hầu-uốn ván-ho gà. Lần trước, cháu này được ...

 

Ngày 27/11/2007 tại bệnh viện nhi đồng 2 tôi khám một cháu 3 tháng để có chỉ định chủng ngừa Bạch hầu-uốn ván-ho gà. Lần trước, cháu này được chích mũi DTP (Bạch hầu-uốn ván-ho gà) tại địa phương.Sau mũi chích ngừa đó vài giờ, cháu bị sốt cao và có co giật nhẹ hai ba lần, mỗi lần kéo dài vài giây, phải vào bệnh viện theo dõi.
Theo bạn, trường hợp này có là ”chống chỉ định” chủng ngừa cho lần này không ?
Theo MMWR Recomm ep02:51(RR-2)1-35 [PMID11848294] mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên nhiều tài liệu giáo khoa kinh điển (Nelson, Redbook, Current Pediatric…các ấn bảng mới nhất không có gì thay đổi), chống chỉ định chủng ngừa Bạch hầu-uốn ván –ho gà là:
 
-          Phản ứng dị ứng trầm trọng sau mũi tiêm trước hoặc với một chất có trong thành phần vacxin.
-          “Bệnh cảnh não” (Encephalopathy, ví dụ hoặc giảm tri giác; hoặc co giật kéo dài trong vòng 7 ngày sau liều tiêm BH-UV-HG nguyên bào hay vô bào-DTaP trước)
-          Rối lọan thần kinh tiến triển, bao gồm cơn co thắt nhũ nhi, bệnh động kinh không kiểm sóat được (bằng thuốc…), bệnh cảnh não tiến triển: Các trường hợp này, dùng DTaP, nhưng DỜI LẠI cho đến khi tình trạng thần kinh được rõ ràng và ổn định.
Các trường hợp thận trọng (Precaustions): 
 
-          Sốt hơn 40,5 độC ≤ 48 giờ sau tiêm lần trước với liều DTP/DTaP.
-          Ngất hoặc tình trạng giống sốc (collapse or shock-like state)- nghĩa là cơn giảm trương lực- giảm phản ứng (hypotonic hyporesponsive episode) ≤ 48 giờ sau tiêm DTP/DtaP lần trước.
-          Co giật dưới 3 ngày sau tiêm lần trước.
-          Khóc dỗ không nín kéo dài hơn 3 giờ trong vòng 48 giờ sau khi nhận liều DTP/DtaP trước.
-          Đang mắc các bệnh nặng hoặc vừa có sốt hay không.
Bảng hướng dẫn cũng nêu một số “chống chỉ định sai” như:sốt (dưới 40,5 độ C), lo lắng thái quá hoặc buồn ngủ sau tiêm, tiền căn gia đình có động kinh, tiền căn gia đình có hội chứng đột tử, tiền căn gia đình có phản ứng thuốc với DPT, các bệnh thần kinh đã ổn định như bại não, co giật được kiểm sóat tốt, chậm phát triển tâm thần.
 
         Như vậy, đây là một trường hợp “ phải thận trọng”, không phải chống chỉ định chích ngừa. Phụ huynh tôi vừa gặp cũng tỏ ra rất hiểu biết: vừa lo ngại tác dụng phụ chích ngừa, vừa hiểu được tầm quan trọng của mũi thuốc chủng bạch hầu-uốn ván-ho gà- Nếu không được tiêm phòng thì có thể bị mắc bệnh nguy hiểm…
         Từ năm 2000, khoa Khám Trẻ em Lành mạnh bệnh viện nhi đồng 2 đã xử lý hơn 30 trường hợp tương tự như trên (có tiền căn hội chứng giống sốc, sốt cao co giật ngắn sau tiêm) với các biện pháp như sau:
1/ Sử dụng thuốc chủng ngừa có thành phần ho gà vô bào (DTaP): như Pentaxim, Infanrix hexa ..(Có mặt tại Việt nam từ năm 2003) để hạn chế tỷ lệ tác dụng phụ.
2/ Phối hợp với Khoa Cấp cứu:Chuyển bệnh nhân sang phòng lưu của KHOA CẤP CỨU, chích ngừa tại đó, giữ lại theo dõi tại chỗ suốt ngày.
Ghi nhận: Chưa có một trường hợp nào có phản ứng với thuốc chủng ngừa ở mũi tiêm sau, dù là DTP nói chung cũng như vacxin ho gà vô bào (DTaP).
Thiết tưởng kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa có triển khai chủng ngừa dịch vu.
Bảng hướng dẫn của MMWR Mỹ là một tài liệu y khoa luôn cặp nhật, có giá trị hàng đầu trong lĩnh vực chủng ngừa.Tài liệu này bình luận về “các trường hợp thận trọng” như sau:
“Các sự kiện hoặc tình trạng được liệt kê trên mục “Precaustions” cần được xem rà lại cẩn thận.Lợi ích và nguy cơ của việc tiêm một liều vacxin đặc hiệu cho một bệnh nhân ở các tình huống trên phải được xem xét.Nếu nguy cơ được đánh giá là “nặng ký” hơn lợi ích, thì vacxin đó không nên cho. Nếu lợi ích được tin là nặng ký hơn nguy cơ thì nên tiêm.Việc tiêm vacxin DTaP cho trẻ có bệnh thần kinh sẵn có (nghi ngờ hay đã xác định) cần được quyết định trên từng trường hợp cụ thể”.

Thiết tưởng, “sự thận trọng” của bác sĩ là vô cùng cần thiết.Nhưng phải được thể hiện trên trách nhiệm cân nhắc các trường hợp cụ thể này- có đối chiếu y học chứng cớ, chớ không phải máy móc nói “không” để bảo vệ sự an tòan tuyệt đối cho chính mình.

Đăng bởi: BS.CK2 Nguyễn Công Viên - Trưởng khoa Khám Trẻ Em Lành Mạnh

[Trở về]

Các tin khác