Bấm vào hình để xem kích thước thật

Dạy con cách chơi

Ngày đăng:  04/06/2010

 
Lượt xem: 8812

http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2009/08/10/aFamilyhinhkhoi.jpg

Ngay từ khi được ba, bốn tuổi, trẻ em đã có thể vừa chơi, vừa giúp cha mẹ làm một vài việc nhà, để tập thói quen giữ chỗ ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp. Muốn các em giúp mình một tay sau này, các phụ huynh nên kiên nhẫn dạy cho trẻ ngay từ thuở ấu thơ, khi các em tò mò, muốn bắt chước người lớn, coi công việc như những trò chơi. Trẻ thường muốn thử làm những công việc mẹ em thường làm, như xếp chăn, trải giường sau khi thức dậy, hoặc phủi bụi bàn ghế, quét dọn trong nhà v.v...

 

 

Ngay từ khi được ba, bốn tuổi, trẻ em đã có thể vừa chơi, vừa giúp cha mẹ làm một vài việc nhà, để tập thói quen giữ chỗ ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp. Muốn các em giúp mình một tay sau này, các phụ huynh nên kiên nhẫn dạy cho trẻ ngay từ thuở ấu thơ, khi các em tò mò, muốn bắt chước người lớn, coi công việc như những trò chơi. Trẻ thường muốn thử làm những công việc mẹ em thường làm, như xếp chăn, trải giường sau khi thức dậy, hoặc phủi bụi bàn ghế, quét dọn trong nhà v.v...

 

Ðối với các em bé, việc quét sàn nhà, cũng có thể là một việc phức tạp, cần phải học từng bước. Cha mẹ nên cho bé tập cầm cái chổi, đưa qua đưa lại để đẩy bụi, rác về một phía. Sau đó, bé cần tập cầm cái hót rác. Việc đẩy rác vô cái đó cũng không dễ dàng. Lúc đầu cha mẹ nên chấp nhận bé khi em quét không sạch, hốt không hết rác, để khuyến khích em thử đi thử lại, không nản mà bỏ luôn ý định giúp cha mẹ.

 

Khi cho bé theo đi chợ, nên khuyến khích bé chọn vài món rau trái mà bé thích ăn, rồi khi trở về, cho em tập xếp các thứ đó vô tủ lạnh. Từ 5-6 tuổi trở lên, bé có thể nhận biết các loại đồ ăn thông thường, nên cha mẹ có thể vừa chọn lựa, hay xếp đặt thực phẩm vô tủ, vừa dạy cho các em những ý niệm căn bản thế nào là đồ tươi tốt, đồ héo úa; thế nào là thực phẩm tốt lành v.v...

 

Khi được 6-7 tuổi, các em có thể học cách dọn bàn, đặt đĩa chén trước khi ăn; và bắt đầu học ngắt đậu, bóc sà-lát... Các em cũng sẽ thích thú được xếp chén bát sạch từ máy vô tủ chén hay chọn vớ sạch, xếp thành đôi, khi cha/mẹ gặp quần áo đã sấy khô. Nếu có thể vừa làm vừa hát chung với con bài hát liên quan tới công việc thì lại càng làm cho trẻ thích thú trong việc phụ giúp người lớn. Cho trẻ thi đua với nhau khi xếp dọn đồ chơi, cũng là một cách tập cho trẻ có thói quen ngăn nắp.

 

Vấn đề quan trọng của cha mẹ là họ cần có thì giờ để “chơi” cùng với các em bé những trò chơi xếp dọn nói trên. Nếu chỉ ra lệnh “dọn giường đi, gập quần áo rồi cất lên phòng v.v... thì khó mà các con nghe lời. Nhưng khi cùng làm với trẻ, biến công việc nhà thành ra những trò chơi nho nhỏ, trẻ sẽ dễ tập các thói quen tốt, và sau này, càng lớn lên, các em sẽ càng phụ giúp được nhiều công việc hàng ngày - khiến cho các bà mẹ không bị quá mệt vì phải lo gánh vác mọi việc cho cả gia đình. “Dạy con từ thuở còn thơ” là câu ngạn ngữ có giá trị từ muôn đời, nhưng ai đã làm cha mẹ đều biết rằng, khi muốn dạy dỗ con cái, đa số chúng ta thường chỉ biết làm theo thói quen mà cha mẹ đã dạy mình. Xu hướng hiện nay cha mẹ đi làm lại khiến cho ai nấy đều bận rộn, hiếm khi có thời giờ mà chu toàn việc nội trợ, giáo dục con cái... Nên khi đòi hỏi phụ huynh phải kiên nhẫn, để thì giờ chơi với con khi dạy trẻ, là chuyện quá khó khăn... Tuy nhiên, lòng thương con như trời biển của cha mẹ, là nguyên tố khiến cho các phụ huynh sẽ biết cách thu xếp thì giờ, chịu khó học hỏi kiến thức mới, để áp dụng vào đời sống gia đình - tạo một tổ ấm thật sự cho các bê-bi.

 

Phần thưởng của các vị cha mẹ biết cải thiện việc dạy con, tập cho trẻ biết làm việc nhà chút ít từ nhỏ, là khi trẻ em tới tuổi lớn vỡ da, tuổi tin (teen) khó chịu - thì các em sẽ không bỗng nhiên “trở thành kẻ thù” của cha mẹ - như các em bé quen được cưng chiều, nay bỗng thấy mình bị cha mẹ bắt bẻ, bắt làm phụ việc nhà!  Đã không quen giúp đỡ cha mẹ, nay ở vào lứa tuổi vị thành niên, trẻ rất dễ trở thành những thiếu niên cứng đầu, muốn cãi lại, làm ngược tất cả những ý muốn của cha mẹ. Và thảm kịch gia đình có thể bắt đầu!

 

 

Đăng bởi: CN Kiều Thanh Hà ( Khoa tâm lý)

[Trở về]

Các tin khác