Dấu hiệu nhận biết Sốt xuất huyết
Ngày đăng: 09/06/2023
Lượt xem: 3142
Bệnh sốt xuất huyết có thể có biến chứng sốc, xuất huyết nặng, suy đa tạng dẫn đến tử vong. Trẻ có bệnh nền, dư cân, béo phì, trẻ nhũ nhi, ... có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng cao hơn nhóm trẻ khác.
“Trẻ có chỉ định nhập khoa Hồi sức Nhiễm khi có các biểu hiện gồm: suy hô hấp nặng cần phải được hỗ trợ hô hấp, sốc nặng, sốc kéo dài, tái sốc nhiều lần, cần truyền dịch lượng lớn, xuất huyết tiêu hóa nặng phải truyền máu và các chế phẩm từ máu, tổn thương tạng nặng, rối loạn tri giác, …. Đối với những trường hợp này, nếu không được chăm sóc và điều trị tích cực thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao!”.
Để kịp thời phát hiện con trẻ mắc bệnh, bác sĩ Châu Việt cho biết, hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết đều có biểu hiện điển hình là sốt cao đột ngột từ 39 – 40 độ, thường biểu hiện từ ngày 2 đến ngày 7 của bệnh, kèm theo các triệu chứng như:
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn;
- Da xung huyết hoặc chấm xuất huyết dưới da;
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hốc mắt;
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, tiêu máu;
►Người nhà cần phải đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu sau:
- Thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt;
- Nôn ói nhiều;
- Đau bụng nhiều;
- Chảy máu nhiều nơi và lâu cầm máu;
- Vật vã hoặc li bì;
- Tay chân lạnh ẩm;
- Tiểu ít
Bên cạnh các dấu hiệu nhận diện bệnh sốt xuất huyết, mỗi gia đình cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, tránh ao tù nước đọng để lăng quăng và muỗi không còn nơi trú ẩn. Cho trẻ mặc áo dài tay, quần dài, ngủ mùng tránh muỗi chích, sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, bảo vệ sức khoẻ của trẻ và cả nhà nhé!
Đăng bởi: Nguyễn Tâm
Các tin khác
Đừng quên chích ngừa sởi khi còn có thể! 12/09/2024
Bệnh Sởi Và Những Điều Cần Biết 15/08/2024
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa 13/07/2024
Tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh Sởi 27/03/2024