Tháng Hành Động Quốc Gia Phòng Chống HIV/AIDS Năm 2022
Ngày đăng: 01/12/2022
Lượt xem: 3121
Chấm dứt dịch bệnh AIDS – Thanh niên sẵn sàng!
Theo số liệu 9 tháng đầu năm 2022 của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 250.000 người nhiễm HIV, trong đó có gần 220.000 người nhiễm HIV đã được phát hiện và đang còn sống. Trong những năm qua, với những nỗ lực triển khai toàn diện và hiệu quả các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS so với 10 năm trước đây. Tuy nhiên, đại dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, nguy cơ quay trở lại còn cao.
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào chủ đề “Chấm dứt dịch bệnh AIDS – Thanh niên sẵn sàng”. Cụ thể, kết thúc dịch AIDS ở đây không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà kết thúc dịch AIDS có nghĩa là khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Mục tiêu kết thúc dịch AIDS là khi Việt Nam đạt được các tiêu chí sau:
- Số người nhiễm HIV phát hiện dưới 1.000 ca mỗi năm. (Hiện nay >10.000 ca/năm).
- Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến AIDS <1/100.000 dân (Hiện nay, ước tính 3,5 người/100.000 dân).
- Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con <2% (Hiện nay 6%).
Cũng trong số liệu giám sát phát hiện hàng năm tại Việt Nam, nhiễm HIV đang được trẻ hóa nhanh và đường lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ tình dục đồng giới nam. Đứng trước tình hình dịch HIV/AIDS đang ảnh hưởng mạnh lên nhóm tuổi trẻ, việc nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về HIV/AIDS cho thanh viên là việc làm cần thiết. Để thực hiện được điều này cần có sự góp sức của đoàn thanh niên các cấp trong việc chủ động triển khai các hoạt động truyền thông phù hợp với điều kiện của từng đơn vị mình góp phần hướng tới chấm dứt đại dịch AIDS.
Bên cạnh đó, trong Tháng hành động quốc gia năm nay, vào ngày 1 tháng 12 năm 2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng với các đối tác kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2022, với chủ đề “Bình đẳng hóa”. Qua đó, WHO đang kêu gọi các nhà lãnh đạo và công dân toàn cầu mạnh dạn nhận ra và giải quyết những bất bình đẳng đang cản trở tiến trình chấm dứt AIDS. Đồng thời bình đẳng hóa khả năng tiếp cận các dịch vụ HIV thiết yếu, đặc biệt là cho trẻ em, các nhóm đối tượng chính và bạn tình của họ (nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới, người sử dụng ma túy, gái mại dâm và tù nhân).
Đăng bởi: Ân Lương
Các tin khác
Sốt siêu vi trẻ em và cách chăm sóc trẻ 22/11/2024
Hưởng ứng Tuần lễ làm mẹ an toàn 01/10/2024
Hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7 11/07/2024
Các mũi tiêm ngừa cần thiết cho trẻ 24/10/2023