Đề phòng bệnh Tay chân miệng mùa cao điểm
Ngày đăng: 13/05/2013
Lượt xem: 14091
Tình hình bệnh TCM hiện nay so với cùng kỳ năm ngoái có phần ít căng thẳng hơn cả về số ca mắc bệnh, số ca biến chứng nặng, tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm, bệnh đang tăng dần theo từng tháng, đặc biệt là tháng 4 vừa qua, theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, có 796 ca phải nhập viện điều trị, tăng 126% so với tháng trước. Mặc dù chưa có trường hợp tử vong nào, nhưng cần phải hết sức cảnh giác vì bệnh TCM đang có nguy cơ tăng mạnh, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng, oi bức.
Các triệu chứng gợi ý mắc bệnh tay chân miệng: xuất hiện những nốt hồng ban tập trung nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, loét miệng, có hoặc không có sốt.
Khoảng 90% trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi. Vì thế với trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà. Khi bé có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ, nôn, tiêu chảy, ăn ngủ kém, giật mình nhiều khi ngủ thì nên đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị để tránh biến chứng nặng và tử vong.
Hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh. Để ngừa bệnh, phụ huynh cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, lau sạch các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn thông thường 1 hoặc 2 lần trong ngày. Đồng thời cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa, bát, tránh tiếp xúc gần với bé đã mắc bệnh. Khi bé đã được xác định bị bệnh TCM, phải cho bé nghỉ học ngay và báo với nhà trường để vệ sinh trường học, tránh lây lan thành đại dịch.
Đăng bởi: BS.Nguyễn Đình Qui - Khoa Nhiễm
Các tin khác
Đừng quên chích ngừa sởi khi còn có thể! 12/09/2024
Bệnh Sởi Và Những Điều Cần Biết 15/08/2024
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa 13/07/2024
Tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh Sởi 27/03/2024