Viêm gan do siêu vi
Ngày đăng: 31/08/2012
Lượt xem: 15125
Viêm gan là một dạng tổn thương của gan có thể gây ra bởi nhiều yếu tố trong đó nhiều nhất là viêm gan siêu vi. Các loại siêu vi này xâm nhập vào tế bào gan gây tổn thương chủ yếu là viêm và hủy hoại tế bào gan. Viêm gan siêu vi là môt trong những bênh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Viêm gan có thể gây ra do rượu, thuốc, bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa và virus.
Viêm gan do siêu vi thường gặp và cơ chế…lây
Các loại viêm gan do siêu vi thường gặp là viêm gan A ( ký hiệu là HAV), B (HBV), C (HCV), D (HDV), E (HEV) và G (HGV) Ngoài ra, gan còn có thể bị viêm do các loại siêu vi khác như Adenovirus, Cytomegalovirus, Epstein-Bar virus, Herpes simplex virus, virus Dengue.
Viêm gan siêu vi A lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do thức ăn và nước uống bị hoại nhiễm bởi phân người có chứa vi rút viêm gan siêu vi A. Ở các nuớc đang phát triển như nước ta hơn 90% dân số đều đã có nhiễm vi rút viêm gan siêu vi A. Ða số trường hợp nhiễm HAV không có triệu chứng, bệnh diễn tiến nhẹ thường tự giới hạn, không ghi nhận thể mạn tính hoặc tình trạng mang mầm bệnh mạn tính do siêu vi A.
Viêm gan siêu vi B lây chủ yếu bằng những đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm vi rút, từ mẹ sang con, do lây qua vết trầy sướt và qua đường sinh dục. Giai đoạn cấp tính bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc mệt mỏi, đau khớp, chán ăn, khó tiêu, sốt nhẹ, vàng da, tiểu vàng.Khi xét nghiệm cho thấy AST, ALT, Bilirubin tăng cao, HBsAg dương tính, IgM antiHBc dương tính. Bệnh thường tự giới hạn, khoảng 10% sẽ chuyển sang bệnh mãn tính, trẻ em tuổi càng nhỏ nếu bị bệnh viêm gan siêu vi B tỉ lệ chuyển sang mạn tính càng cao.
Viêm gan siêu vi C cũng lây truyền bằng những con đường giống như siêu vi B (lây chủ yếu bằng những đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm vi rút, từ mẹ sang con, do lây qua vết trầy sướt và qua đường sinh dục), bệnh thường gặp ở người sử dụng ma túy hay truyền máu hay các sản phẩm của máu không an toàn. Bệnh viêm gan siêu vi C có thể không có triệu chứng hoặc mệt mỏi, đau khớp, chán ăn, khó tiêu, sốt nhẹ, vàng da, tiểu vàng. Khi xét nghiệm cho thấy AST, ALT, Bilirubin tăng cao, antiHCVdương tính và một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm Viêm gan siêu vi B kèm theo HBsAg dương tính, IgM antiHBc dương tính. Có đến 50% bệnh nhân bị bệnh viêm gan siêu vi C chuyển sang bệnh mãn tính và trong trong đó có đến 10-25 % viêm gan siêu vi C sẽ bị biến chứng xơ gan.
Viêm gan siêu vi D chỉ gặp ở bệnh nhân có nhiễm siêu vi B, bệnh chủ yếu gặp ở vùng Trung Phi, Trung Ðông, miền Nam nước Ý, ít gặp ở Ðông Nam Á.
Viêm gan siêu vi E và G chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, thường gặp ở các nước đang phát triển như Ấn Ðộ, Trung Quốc, Pakistan, Trung Phi, Bắc Phi, Việt Nam, bệnh có thể diễn tiến nặng ở phụ nữ có thai.
Làm sao để biết bị viêm gan do siêu vi?
Sau thời gian ủ bệnh tùy theo loại viêm gan siêu vi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng nhiễmsiêu vi cấp như:sốt,mệt mỏi, uể oải, chán ăn, nôn ói, ăn khó tiêu,những triệu chứng này có thể kéodài 3-10 ngày kế đến vàng mắt,vàng da (thường thì sốt giảm),tiểu vàng sậm kèm đau nhẹ và lâmrâm dưới sườn phải có thể đi tiêu phân bạc màu.Một số trường hợp có thể đau cơ, đau khớp, phát ban có thể gây ngứa. Một số trường hợp có thể gay viêm gan tối cấp hoặc viêm gan cấp như rối loạn tri giác(lơ mơ,hôn mê, rối loạn hành vi); Rối loạn đông máu:xuất huyết dưới da,xuất huyết tiêu hóa(nôn ra máu, đi tiêu phân đen); Gan teo nhỏ dần. Thông thường thời kỳ vàng da,vàng mắt kéo dài 2-3 tuần các triệu chứng trên giảm dần và bước sang giai đoạn hồi phục bệnh nhân có cảm giác khỏe hơn,ăn uống ngon hơn, tiểu bớt vàng hơn.
Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử tiếp xúc với nguồn lây của người bệnh, qua khám lâm sàng bác sĩ sẽ phát hiện các dấu hiệu cơ năng,thực thể và xét nghiệm máu các chỉ số sinh hóa nhưAST(SGOT),ALT(SGPT) thường tăng>10 lần trị số bình thường, bilirubin trực tiếp và gián tiếp đều tăng trong giai đoạn cấp, phophotase kiềm(PAL),gama GT(gama glutamyl-Transferase)gia tăng tương đối ít thường từ 1-3 lần trị số bình thường, taux de Prothrombine (đông máu toàn bộ) bất thường vàAlbuminemáu giảmtrong trường hợp suy tế bào gan,NH3 tăng và đường máu giảm.
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm để phát hiện các bệnh lý gây vàng da tắc mật như sỏi mật,…và các xét nghiệm miễn dịch nhưIgMAntiHAV, HBsAg, IgMantiHBc, HBeAg, AntiHBe, AntiHCV, AntiHEV, AntiHGV để chẩn đoán nguyên nhân.
Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm đo tải lượng virus để quyết định điều trị thuốc kháng virus ở bệnh nhân viêm gan mạn tính. Ở giai đoạn nặng (xơ gan, ung thư gan) bác sĩ còn chỉ định thêm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, fibroscan, CT scan, sinh thiết gan, AFP, … để có hướng điều trị phù hợp.
Điều trị có khó không?
Trong giai đoạn cấp bệnh được điều trị chủ yếu bằng cách nghỉ ngơi, không dùng thuốc hại gan. Bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị nội trú khi có dấu hiệu nặng như nôn ói nhiều, bụng chướng to, xuất huyết, vàng da nặng, suy gan, hôn mê gan.
Giai đoạn mạn tính một số thuốc ức chế sự phát triển của siêu vi được sử dụng ở bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B hay C. Tuy nhiên hiệu quả của các thuốc này cũng còn giới hạn và chi phí khá đắt. Khi được bác sĩ chỉ định bệnh nhân cần phải tuân thủ thật tốt để tránh hiện tượng kháng thuốc dẫn đến thuốc không có hiệu quả.
Trong giai đoạn cuối là xơ gan hay ung thư gan thì không có thuốc điều trị, chỉ có cách là phải ghép gan, tuy nhiên do không có nguồn tạng nên hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.
Trong các loại bệnh viêm gan siêu vi, hiện nay mới có vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi B (hiện nay, tiêm ngừa viêm gan siêu vi B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia nên trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm ngừa miễn phí tại các trạm y tế phường/xã). Ngoài ra, các nguyên nhân khác thì phải dựa vào cách thức lây truyền mà phòng bệnh như vệ sinh bàn tay, không sử dụng ma túy, tiêm chích an toàn
Đăng bởi: BS.CK2.Huỳnh Trọng Dân - Khoa Dịch vụ 3
Các tin khác
Đừng quên chích ngừa sởi khi còn có thể! 12/09/2024
Bệnh Sởi Và Những Điều Cần Biết 15/08/2024
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa 13/07/2024
Tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh Sởi 27/03/2024