Bệnh tự kỷ có chữa trị được không?
Ngày đăng: 19/11/2011
Lượt xem: 24469
Câu hỏi:
Xin kính chào Bác sĩ ! Con em nay đã 33 tháng tuổi, nhưng bé vẫn chưa biết nói chỉ gọi cha cha hoặc mẹ mẹ chỉ nói từ đơn, khi gọi tên ít khi nào bé quay lại nhìn Lúc sinh bé chỉ có 1.25kg (sinh non mới có 7 tháng) nay được 11.5kg bé biếng ăn lắm. Bé sinh non như vậy không biết có ảnh hưởng gì đến sự phát triển khả năng nói hay không. Có phải bé bệnh tự kỷ hay không, bé thường đi nhón chân, mỗi lần nghe nhạc thì hay nhảy múa xoay tròn. Em chưa hiểu về bệnh tự kỷ xin bác sĩ cho em 1 lời khuyên.Bệnh tự kỷ có chữa trị được không. Cho em hỏi thứ 7 thì khoa tâm lý có khám bệnh không. Xin chân thành cám ơn Bác sĩ. Nguyen Tan Xuyen
Trả lời:
Chào anh (chị)
Trong giai đoạn 33 tháng về ngôn ngữ trẻ nói khoảng gần 1000 từvựng ( 80% số đó có nghĩa hoặc người nghe hiểu được) biết cách đặt câu ngắn và có thể trao đổi được bằng lời nói qua những sinh hoạt thông thường hằng ngày.
Chậm nói nhưng vẫn hiểu được lời nói, chỉ đúng những người khác hỏi như“tayđâu, bụng no đâu …” và thực hiện được mệnh lệnh đơn giản “ mở cửa, mang dép, mặc quần áo …”Bé nhà anh chị chỉ gọi được baba, mẹmẹ thì đó là từ bập bẹ, nếu bé thấy ba biết kêu ba hay thấy mẹ kêu mẹ thì đó mình mới tính là từ đơn.Gọi tên bé ít quay đầu lại để loại trừ việc nghe kém anh (chị) có thể cho bé đi đo thính lực.
Trẻ sinh non cũng có thể chậm nói nhưng không đến mức chậm quá như bé nhà mình.Dưới đây là những thông tin đểanh (chị) tìm hiểu về bệnh tự kỷ
Tự kỷ là rối loạn phát triển lan tỏa với sự thiếu hụt ở lĩnh vực sau:
1. Sự thiếu hụt về tương tác xã hội
Suy giảm tương tác xã hội ít nhất hai trong số các biểu hiện sau:
· Không tạo ra được các mối quan hệ cùng lứa tuổi
· Giảm rõ rệt trong việc sử dụng hành vi phi ngôn ngữ về nhiều mặt như: ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để điều hòa mối quan hệ xã hội.
· Không biết chia sẻ niềm vui, sở thích hoặc những thành quả công việc với người khác (vd: không biết khoe đồ hoặc thể hiện những thứ mình thích)
· Thiếu sự trao đổi qua lại về tình cảm và cảm xúc
2. Sự thiếu hụt về ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ không lời (cử chỉ, chỉ trỏ) và ngôn ngữ có lời
Suy giảm ngôn ngữ ít nhất hai trong số các biểu hiện sau:
· Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ không lời (cử chỉ, điệu bộ)
· Sử dụng ngôn ngữ rập khuân, lặp lại hoặc ngôn ngữ khác thường
· Nếu trẻ nói được thì lại suy giảm khả năng khởi đầu hoăc duy trì hội thoại
· Không có những hoạt động chơi đa dạng: chơi đóng vai, chơi giả bộ hoặc bắt chước mang tính xã hội phù hợp vớ imức phát triển của trẻ
3. Kiểu hành vi, mối quan tâm, hành động rập khuôn định hình, lặp đi lặp lại và thu hẹp
· Qúa bận tâm tới một hoặc một số những mối quan hệ mang tính rập khuôn và thu hẹp với sự tập trung hoặc cường độ bất thường.
· Thực hiện thói quen đặc biệt không mang tính chức năng (vd: đi trên một con đường lần sau phải đi trên con đường đó)
· Có hành vi rập khuôn, lặp lại ( vd: vỗ tay, múa ngón tay, lắc đầu, đung đưa toàn thân …)
· Bận tâm giai dẳng với các đồ vật.
· Mức độ thiếu hụt có thể từ nhẹ đến nặng
· Rối loạn mang tính chất hỗn hợp
Với tình trạng hiện giờ của bé, anh (chị) nên đưa bé đi khám để có những chẩn đoán chính xác và được tham vấn từ người khám.
Khoa Tâm Lý Trẻ Em làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 giờ hành chính, trước khi đi khám anh (chị) liên hệ trước để lấy lich hẹn. Khoa Tâm Lý Trẻ Em số 14 đường Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé Quận 1.Điệnthoại (08) 38295723 sốnộibộ (8284)
Trả lời bởi: CNTL.Phùng Thị Lụa - Khoa Tâm lý
Các tin khác
Các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ 05/02/2016
Chậm phát triển trí tuệ 05/05/2015
Không biết là bé có bị tự kỷ không ? 04/05/2015
Càng lớn bé càng ít nói và hay cáu giận 27/03/2015
36 tháng nhưng bé vẫn chưa nói được nhiều? 25/03/2015