Tiêu chảy cấp là một trong số những nguyên nhân thường gặp nhất tại phòng khám nhi.
Ngày đăng: 08/12/2010
Lượt xem: 15252
Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân như ăn uống mất cân bằng, ăn nhiều chất ngọt , ăn nhiều dầu mỡ, ..hoặc do sau khi uống kháng sinh, do stress tâm lý làm ruột co thắt, làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy. Nhưng hay gặp nhiều nhất là do nhiễm khuẩn đường ruột.
Đôi khi trong cộng đồng rộ lên dịch tiêu chảy và có khả năng lây lan rất nhanh, ví dụ như tiêu chảy do vi khuẩn tả, như tiêu chảy do nhóm Enterovirus hay thường gặp ở trẻ nhỏ là Rotavirus .
Dịch tiêu chảy do nhiễm khuẩn gây ra do trong thức ăn bị nhiễm khuẩn như vệ sinh thức ăn không kỹ, ăn thức ăn sống như mắm tôm, gỏi cá, rau sống , nem chua, nước không đun sôi.
Vi khuẩn thải ra trong phân tồn tại lâu ở ngoài, do đó tốc độ lây lan rất nhanh và trẻ trong vùng dịch là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Ngoài vi khuẩn tá gây tiêu chảy mất nước nhanh, còn có vi khuẩn Escherichia coli, vi khuẩn Salmonella (thương hàn),..cũng là nguyên hay gặp gây tiêu chảy cấp, gây mất nước và nhiễm độc toàn thân. Nếu không điều trị kịp thời dễ mất nước , co giật , sốc nhiễm trùng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đa số nguyên nhân gây tiêu chảy nhiễm khuẩn lây qua đường ăn uống, hay do trẻ mút tay hoặc đồ chơi khi tay hay đồ chơi bị nhiễm bẩn. Vì thế để phòng bệnh, ăn thức ăn chín, uống sôi là quan trọng nhất, thường xuyên rửa và phơi nắng đồ chơi của trẻ, rửa tay trẻ thường xuyên trước và sau ăn. Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem sống, nem chua, không uống nước lã, hay ăn kem, thức uống không rõ nguồn gốc . Đây là những thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa vi khuẩn tả, thương hàn,v.v… ăn vào với số lượng ít hay nhiều cũng rất dễ gây bệnh.
Phân biệt giữa tiêu chảy do virus và tiêu chảy do vi trùng.
Điểm giống nhau:
- Đột ngột , cấp tính.
- Sốt cao, chán ăn.
- Đau quặng bụng.
- Phân 1-2 ngày đầu giống nhau, toàn nước, dễ gây nguy hiểm do mất nước và điện giải.
Điểm khác nhau:
- Tính chất những ngày sau khác nhau, phân do virus có thể vàng lợn cợn chua, phân do nhiễm khuẩn có thể tanh , hoặc có nhầy nhớt lẫn máu như máu cá,..
-Tiêu chảy do virus có thể tự hết sau vài ngày nếu được bù nước đầy đủ qua đường uống hoặc dịch truyền nếu mất nước nhiều.
- Tiêu chảy do vi trùng không tự khỏi, nếu không điều trị kịp thời dễ gây nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, gây tiêu đàm máu và độc tố vi khuẩn có thể lan tỏa trong cơ thể. Phải nhanh chóng được điều trị thuốc kháng sinh đặc hiệu cho từng loại vi trùng gây bệnh.
Theo dõi số lần đi tiêu lỏng và tính chất phân là rất quan trọng, có thể gợi ý cho chẩn đoán đúng . Ví dụ tiêu phân đàm nhớt , đàm máu có thể nghĩ đến do vi khuẩn thương hàn , lỵ trực trùng , do Campylobacter . Phân tanh , trắng đục có thể gợi ý vi khuẩn tả….
Một số sai lầm hay gặp khi trẻ bị tiêu chảy:
Nhịn ăn: Khi trẻ tiêu chảy không nên ép ăn, nhưng cũng không nên bắt trẻ nhịn ăn. Nên ăn thức ăn dễ tiêu và ăn nhẹ vừa phải. Nhiều trường hợp trẻ tiêu chảy nhiều, không được cho ăn và hạ đường huyết gây lạnh tay chân , toát mồ hôi và có thể gây co giật.
Nhịn uống nước.:Nhiều phụ huynh sợ cho uống nước vì “uông bao nhiêu ra bấy nhiêu” Phải quan niệm ngược lại “ra bao nhiêu thì uống bây nhiêu và hơn nữa” Khi trẻ tiêu chảy nhiều, cơ thể trẻ mất một lương nước đáng kể. Do đó phải cung cấp thêm nước cho trẻ. Trẻ có thể khó uống , dễ nôn, do đó nên cho trẻ uống muỗng từng ngụm nhỏ và thường xuyên.
Tự điều trị: Nhiều phụ huynh tự điều trị tại nhà như tự động mua thuốc cầm tiêu chảy, tự cho uống kháng sinh,... Tiêu chảy do vi khuẩn, độc tố vi khuẩn nằm trong ruột nhiều nên thải phân ra càng nhiều càng tốt, chỉ cần cung cấp nước cho trẻ, và kịp thời đưa trẻ đi khám. Đã có nhiều trường hợp đưa trẻ đến muộn , do cha mẹ biết chút ít về thuốc và tự điếu trị, trẻ mất nước nhiều gây rối loạn điện giải , co giật và không cứu chữa kịp.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám ngay :
- Trẻ bị sốt cao, khó hạ
- Trẻ li bì
- Trẻ co giật
- Trẻ có tốc độ thải phân cao
- Trẻ nôn ói nhiều, không uống được nước
- Phân có đàm nhớt hoặc phân có máu.
- Trẻ có dấu hiệu môi khô, lưỡi khô, khóc không có nước mắt
- Tiểu ít
Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ:
- Bú sữa mẹ càng sớm , càng tốt và càng nhiều càng tốt ngay từ khi mới sanh đến 18 – 24 tháng, để có nhiều kháng thể bảo vệ cơ thể.
- Ăn dặm đúng cách và đầy đủ: ăn dặm từ 4 tháng tuổi và cân bằng giữa bốn nhóm thực phẩm.
- Chủng ngừa theo lịch đầy đủ.
- Vệ sinh ăn uống : ăn chin uống sôi, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Không mua thức ăn làm sẵn ở lề đường hoặc những nơi không tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thường xuyên lau rửa đồ chơi và vật dụng cá nhân của trẻ.
- Tránh thói quen mút tay của trẻ.
- Tập thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Cách ly những trẻ đang bị tiêu chảy, đề phòng lây lan và xử trí tốt phân thải ra. Tiêu vào cầu tiêu hoặc khi trẻ ngồi bô xong phải được xử lý ngay. Lau rửa sạch sẽ bô bằng nước Javel, không dung chung bô với trẻ khác khi bị tiêu chảy.
- Diệt chuột , gián , ruồi ,… là những vật trung gian có thể truyền bệnh.
- Khi trẻ bị bệnh, nên sử dụng thuốc kháng sinh hay tất cả loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ , không tự ý dùng thuốc cho trẻ nhỏ theo quảng cáo hay hướng dẫn của người quen , cho dù là thuốc bổ.
Đăng bởi: BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh - TK.Dịch vụ 1
Các tin khác
Lập kế hoạch nếu Bạn bị dị ứng thức ăn 20/06/2018
Xử trí khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy 08/04/2018
PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DỊP LỄ TẾT 10/02/2018
Tìm hiểu về Salmonella 14/08/2016
Nhiễm khuẩn H.P (Helicobacter pylori) dạ dày 13/04/2015
Bảo đảm rằng trẻ được đủ nước. 06/12/2012
Tìm hiểu về mất nước ở người lớn. 06/06/2012